Trong nhiều năm, tôi ĐAU ĐẦU tìm các giải pháp PHÁT TRIỂN bản thân & cải thiện kỹ năng. Sau đó nhờ Tình cờ, tôi được biết Bí quyết 6 Cuốn sổ thay đổi cuộc đời trên Facebook
6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời
Thiên tài trên nhiều lĩnh vực người Ý, Leonardo da Vinci có ghi chép tay trên 30 quyển, trong đó 1 quyển nổi tiếng nhất là “Codex Leicester” viết khoảng năm 1508 được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu $ vào năm 1994.
Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được.
6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời
Bill Gates mua 30,8 triệu $ năm 1994
Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú $ khác cũng đều sở hữu những quyển sổ tay của riêng mình.
6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời
Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin)
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn nguyên lý của 6 quyển sổ:
1) SỔ THÔNG THÁI:
Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … và quên dần dần.
Jim Rohn nói:
DON’T TRUST YOUR MEMORY ! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)
Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú và tóm tắt lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này.
LỢI ÍCH LÀ GÌ?
Sau 1 thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.
Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không ghi chép, tổng hợp lại ngay khi xuất hiện ý tưởng, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác.
Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.
Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sang HIỂU.
Trong phật giáo có 3 phương cách để có được trí tuệ đó là : VĂN – TƯ – TU.
VĂN là học hỏi LÝ THUYẾT.
TƯ là TƯ DUY. Học hỏi là phải gạn lọc, suy nghĩ , không nên chỉ rập khuôn.
TU là THỰC HÀNH. Vận dụng lý thuyết vào thực tế và tự mình kiểm chứng lý thuyết.
Hiểu được 3 khái niệm này bạn có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp.
Ví dụ 1: Tự học
Một số người đọc sách – đó mới chỉ là Văn (lý thuyết). Nếu không suy nghĩ, thảo luận, đặt câu hỏi – tức là chưa có TƯ (tư duy). Có suy luận, suy nghĩ, nhưng chưa vận dụng – tức là chưa có TU (thực hành). Nếu bạn nghe 1 người thành công chia sẻ kinh nghiệm, tức là TU của người này trở thành VĂN của người kia. Bạn có đang tự soi lại mình và lên chiến lược phù hợp ko?
Ví dụ 2: Thực trạng việc đào tạo
Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ VĂN (lý thuyết) quá nhiều. TƯ thì có 1 số nơi có. Còn TU (thực hành) còn hạn chế. Bạn có đang nghĩ đến thực trạng đào tạo từ tiểu học đến đại học nói chung ko?
Ví dụ 3: Vận dụng cho việc bạn đào tạo cho nhân viên, cho con cái, cho học viên, cho những người xung quanh.
Ưu tiên và chú trọng vào đâu, có đủ VĂN – TƯ – TU chưa? VĂN – TƯ – TU là con đường để đi đến GIÁC NGỘ! Sổ thông thái là bước đi đầu tiên trên hành trình đó.